Bát nhã Tâm Kinh được coi là một trong những giáo pháp thâm diệu và tối thượng nhất của Đại thừa và Kim Cương thừa bởi giáo lý Kim Cương thừa có cốt tủy là Bồ đề tâm và Bát Nhã Ba la mật.
Kinh điển đã ghi lại, Đức Phật giảng về Bát Nhã Tâm Kinh tại đỉnh núi Linh Thứu Rajgriha – một địa danh ở Ấn Độ - trong lần chuyển pháp luân thứ hai. Trong thời gian giảng pháp, từ tim Đức Phật tỏa ra ánh sáng rạng ngời. Chư Phật mười phương thấy ánh sáng đó, liền dạy đệ tử rằng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đang giảng pháp và họ nên đến đón nhận giáo pháp. Vì thế, các vị Bồ tát đã đến phủ kín cả ngọn núi với tâm nguyện được nghe giáo pháp trân quý. Đối với chúng sinh thanh tịnh, các Ngài thị hiện là Bồ tát, còn đối với chúng sinh phàm phu, các Ngài thị hiện thành chim linh thứu. Nhiều người đã không thấy được sắc tướng Bồ tát của các Ngài, thay vào đó, họ thấy cả ngọn núi đầy chim linh thứu khi Đức Phật giảng pháp. Đó là lý do tại sao ngọn núi này được gọi là Đỉnh Linh Thứu.
Nhiều bậc Thầy trong quá khứ đến thăm Đỉnh Linh Thứu đã không thể leo lên núi như chúng ta ngày nay. Khi ngước nhìn đỉnh núi, các Ngài thấy mọi tảng đá đều là Kinh điển và Giáo pháp. Bởi thế, các Ngài chỉ cung kính đỉnh lễ từ dưới chân núi và quay trở về.
—
Quả cầu khắc Kinh Bát Nhã và Lục Tự Đại Minh chân ngôn bằng đá casedol. Rất thích hợp để bố trí trong phòng khách, nơi bàn làm việc, sẽ tỏa ra từ trường an lành và sự gia trì của trí tuệ Phật, nơi mỗi dòng chữ câu Kinh Prajnaparamita!