Những pháp khí cần thiết đối với người thực hành Mật Thừa

08/02/18 02:02:24 Lượt xem: 115

Rất nhiều pháp khí nghi thức được các Bản tôn quan trọng trong đạo Phật sử dụng. Đa số pháp khí có nguồn gốc từ các vũ khí được sử dụng trên chiến trường và các đồ vật nơi khu vực hỏa táng trong nghĩa địa. Là những hình ảnh chủ yếu về sự phá hủy, tàn sát, chết chóc và huyền thuật, những vũ khí hay đồ vật này được thu hồi khỏi tay của quỷ dữ và biến thành biểu tượng chống lại căn nguyên khởi sinh quỷ dữ, sự chấp thủ bản ngã. Sau đây là ba pháp khí cần thiết đối với người thực hành Mật thừa:
- Chày Kim Cương
Chày Kim cương là biểu tượng tinh túy của truyền thống Kim cương thừa. Tên của pháp khí này khởi nguồn từ chính chất liệu kim cương, nêu biểu sự bất hoại, uy lực và rực rỡ giống như viên Kim cương không thể bị cắt rời hoặc bị phá hủy. Chày Kim cương biểu trưng cho cảnh giới giác ngộ (Phật tính), không thể xâm nhập, thường hằng, bất biến và bất hoại.
Trong thời cổ xưa tại Ấn Độ, theo kinh Vệ Đà, chày Kim cương là vũ khí chính của cõi trời Đế Thích. Pháp khí này khống chế những năng lực của sấm chớp, phá tan những cơn gió lốc, mây đen hung dữ và mang đến những cơn mưa tốt lành cho các thảo nguyên đang bị hạn hán trong mùa hè ở Ấn Độ. Theo truyền thuyết, chày Kim cương của cõi trời Đế Thích được tạo thành từ những chiếc xương của Rishi Dadhichi, người đã bị vua Đế Thích xử trảm để tế thần. Những chiếc xương sọ bất hoại của Dadhichi là thứ vũ khí có quyền năng mạnh mẽ nhất của vua Đế Thích. Trong thần thoại đã mô tả chày Kim cương của vua Đế Thích có hình giống như một chiếc đĩa tròn với một cái lỗ ở giữa hoặc giống như một hình chữ thập với những thanh ngang sắc nhọn. Kinh Vệ Đà, kinh văn cổ xưa nhất trên thế giới đã mô tả chày Kim cương là quả chùy bằng kim loại với một ngàn chẽ mở. Theo kinh điển mô tả, đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã lấy chày Kim cương từ cõi trời Đế Thích và làm những chẽ mở uy mãnh này hợp lại với nhau tạo thành cây quyền trượng hòa bình của đạo Phật với những chẽ đóng. Bởi vậy chày Kim cương trong đạo Phật nêu biểu sức mạnh bất hoại và bất diệt của Phật tính.
Trong các nghi lễ Mật thừa, chày Kim cương và chuông Kim cương được dùng thành một cặp song hành. Chày Kim cương biểu trưng cho nguyên lý phụ tính được cầm trong tay phải và chuông Kim cương trong tay trái biểu trưng cho mẫu tính.


- Chuông Kim Cương
Chuông Kim cương là pháp khí âm nhạc phổ biến nhất, không thể thiếu trong nghi lễ Mật thừa. Chư thiên và những Thượng sư  tôn kính cầm trong tay biểu tượng nổi tiếng này cùng với chày Kim cương. Âm thanh phát ra từ chuông được cho rằng có tác dụng khiển trừ chướng ngại, ma quỷ. Giống như chuông nhà thờ, chuông trong đạo Phật cảnh tỉnh ma quỷ phải tránh xa những khu vực lập đàn, nơi nghi lễ tâm linh đang được cử hành.
Dưới phương tiện nghi thức, chuông Kim cương là một cặp với chày Kim Cương. Chày Kim cương biểu trưng cho lòng từ bi của chư Phật và nguyên lý phụ tính; còn chuông Kim cương biểu trưng cho trí tuệ và nguyên lý mẫu tính. Để có thể thành tựu Đại giác ngộ, hai nguyên lý này phải được kết hợp với nhau. Chuông được quán tưởng là sắc thân Phật, chày được quán tưởng là tâm Phật, âm thanh của chuông được quán tưởng là kim khẩu Phật khi đang thuyết pháp.


- Chày Phổ Ba Kim Cương
Chày Phổ Ba Kim cương đôi khi được gọi là “chiếc đao Kim cương thần diệu”, đây là một pháp khí trong nghi thức Mật thừa được sử dụng để hàng phục quỷ dữ và tiêu trừ chướng ngại. Những hành giả Mật thừa cao cấp thường sử dụng pháp khí này trong những nghi thức hàng phục.
Thành tố “Phur” trong từ Phurba được mượn từ tiếng Phạn là Kila, nghĩa là cái cọc hay cái đinh. Chày Phổ Ba Kim cương là một pháp khí để đóng xuống và giữ chặt. Bởi vậy, với việc nện chiếc chày xuống đất và đóng chặt những con quỷ hung dữ.

Tin tức liên quan